Những câu chuyện về hoa hồng

  • Con người đã có sự đam mê đối với hoa hồng từ thời xa xưa. Thật vậy, người ta nói rằng sàn cung điện của Nữ hoàng Cleopatra được trải thảm bằng những cánh hoa hồng, và nhà thông thái Confucius có tới 600 quyển sách trong thư viện nói về cách chăm sóc hoa hồng.
  • Trong những tác phẩm của Shakespeare, ông đã đề cập tới hoa hồng hơn 50 lần.
  • 1.000 được cho là số năm tuổi của hoa hồng tồn tại lâu đời nhất. Ngày nay, nó vẫn tiếp tục nở rộ trên bức tường của giáo đường Hildesheim tại Đức.
  • Hoa hồng tự thân nó cũng là một truyền thuyết. Câu chuyện xảy ra vào thời Đế chế La mã, có một trinh nữ xinh đẹp tên là Rhodanthe. Vẻ đẹp của cô đã gây ra sự ghen tuông giữa những người cầu hôn cô. Nhằm trốn tránh sự theo đuổi của họ, Rhodanthe bị đưa đến trốn tại đền thờ của người bạn cô, Diana. Nhưng không may, Diana trở nên đố kỵ. Và khi những kẻ cầu hôn phá cổng đền để đến với Rhodanthe, Diana tức giận biến Rhodanthe thành một bông hoa hồng và những người cầu hôn cô thành những cái gai.

Các loại hoa cảnh độc

Hàng loạt cây xanh trong nhà chứa chất độc chết người
Việc trồng vài cây cảnh nhỏ trong nhà hoặc nơi làm việc là sở thích của người Sài Gòn trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, các nhà sinh học cảnh báo trong số đó có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.
> Sự thật tin đồn cây xanh trong nhà có độc chết người
Trao đổi với VnExpress.net, Tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết, gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên trồng các loại hoa, cây cảnh. Vì có thể loại hoa cây cảnh đó cực kỳ độc mà bố mẹ không biết.
Ông nói: “Tốt nhất, các bố mẹ, ông bà, người trông trẻ nên cẩn thận, tuyệt đối không để các bé nghịch, cầm hay cho bất cứ loại lá cây nào vào miệng. Hơn thế, bé có thể nghịch đất trồng trong chậu rất bẩn, dễ nhiễm giun sán. Những loại hoa cây cảnh không chỉ độc với bé mà còn độc với cả người lớn”.
Sau đây là danh sách 22 loại cây cảnh có độc do Tiến sĩ Lệ cung cấp, đều được trồng phổ biến ở Việt Nam:
1. Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.
Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.
2. Thơm ổi: Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.


3. Ngoắt nghẻo: Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
4. Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly: Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.
Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.
5. Đỗ Quyên: Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc AndromedotoxinArbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
6. Thiên điểu: Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
7. Môn kiểng: Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.
8. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.
9. Xương rồng bát tiên: Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.
10. Anh Thảo: Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.
11. Chuỗi ngọc: Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.
12. Môn lá lớn: Tên khoa học là Colocasia spp Tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất Calcium oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.
13. Hồng môn: Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.
14. Dạ lan (tên khoa học là Hyacinth orientalis). Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.
15. Cẩm tú cầu: Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.
16. Xương rồng kiểng: Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.
17. Thủy tiên: Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.
18. Một số loại trầu (Trầu bà, Trầu ông,...): Có tên khoa học là Philodendron spp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.
19. Tulip: Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.
20. Lục bình: Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.
21. Huệ Lili: Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa...
22. Ngô đồng: Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.
Ngoan Ngoan

Những dịp tặng hoa

International Flower-Giving Calendar
• New Year's Day- January 1st
• Valentines Day-February 14th
• St. Patrick's Day- March 17th
• April Fool's Day-April 1st
• Earth Day-April 22nd
• Administrative Assistants' Day (Secretaries' Day)-Wed. of the last full week of April
• Mother's Day- Second Sunday in May
• Armed Forces Day- Third Saturday in May
• Father's Day- Third Sunday in June
• Fourth of July- July 4th
• Parent's Day-Fourth Sunday in July
• Labor Day-First Monday in September
• Grandparent's Day- Sunday after Labor Day
• Halloween-October 31st
• Veteran's Day-November 11th
• Thanksgiving Day-Fourth Thursday in November
• Christmas Day-December 25th

Source http://www.flowershop.com/flowersHoliday.aspx 

Việt Nam
  • Ngày tình yêu - 14/2
  • Quốc tế phụ nữ - 8/3
  • Ngày của mẹ - CN thứ 2 trong tháng Năm
  • Phụ nữ VN - 20/10
  • Nhà giáo VN - 20/11
  • Sinh nhật
  • Đám cưới
  • Chúc mừng tốt nghiệp
  • Chúc mừng
  • Khai trương
  • Kỷ niệm
  • Tết cổ truyền
  • Chia buồn

Hoa xuân miền Bắc

Trên các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, những vườn đào, cúc đã nở rộ. Bạn Lê Sơn chia sẻ hình ảnh hoa xuân ở các tỉnh này.
Các em nhỏ chơi bóng trên những thửa ruộng khô dưới những rặng mận.
Những cánh hoa đào khoe sắc trong nắng.
Những vườn hoa nở sớm do thời tiết thất thường.
Hoa đào trắng chỉ gặp trên vùng núi cao.
Những luống đào khoe sắc trên cánh đồng.
Lê Sơn

Kiều nữ e ấp bên vườn đào

Trong làn nắng nhạt của mùa xuân, các thiếu nữ Hà thành dịu dàng khoe sắc, tạo dáng bên những nhánh đào đầy sức sống.
> Hoa xuân tràn phố phường Hà Nội
Xuân Chính

Hoa cà phê Tây Nguyên

Mỗi độ xuân về, mỗi dịp đến với Tây Nguyên, du khách dễ bị mê hoặc bởi màu trắng tuyệt đẹp, hương thơm ngọt ngào của loài hoa đặc trưng miền núi rừng. Hình ảnh do bạn Lãng Du chia sẻ.
Thời gian hoa cà phê khoe sắc thắm ở mỗi địa phương khác nhau do chênh lệch khí hậu, nhưng thường có hai đợt nở, kéo dài từ tháng 2 đến cuối tháng 4. Cây cà phê bung hoa, bắt đầu tỏa hương thơm ngào ngạt sau khi ngậm nước một tuần và kéo dài hơn 10 ngày. Hương thơm quyến rũ, màu trắng hoa cà phê bạt ngàn trải khắp triền đồi vùng đất đỏ bazan tạo nên những tấm thảm trắng tinh khôi chạy dài đến tận chân trời .
Trẻ em vui chơi dưới tán cây cà phê.
Thích thú nô đùa.
Thiếu nữ bên cây.
Trắng trắng dưới nắng trời Tây nguyên.
Nụ hoa.
Như bàn tay nàng Bạch Tuyết.
Một nhánh hoa tỏa hương thơm.
Ong say sưa hút mật.
Chùm nụ hoa.
Cao cao trên bầu trời.
Lãng Du

Mộc Châu những ngày áp Tết

Trong làn nắng nhẹ của buổi sáng cao nguyên Mộc Châu, hoa mận nở trắng, đào rừng khoe sắc hồng, các em nhỏ dân tộc tung tăng dạo chơi. Nét xuân hiện về lặng lẽ nơi vùng núi rừng Tây Bắc những ngày giáp Tết.
Rừng hoa trên cao nguyên Mộc Châu trong sáng sớm.
Đào rừng trong sương sớm.
Hoa mận nở trắng rừng tại Pà Cò, Loóng Luông.
Xen giữa vườn hoa cải.
Người dân Pà Cò lên nương trong ngày mới.
Các em nhỏ Loóng Luông thơ thẩn dạo chơi đầu xuân.
Những cành đào rừng được chở về xuôi.
Hải Thanh