Monet và sự quyến rũ của những bông hoa súng


Nhà Claude Monet tại Giverny, Haute-Normandie, France

Bức tranh "Nymphéas bleus" (Blue Water Lilies, Hoa Súng xanh) được vẽ từ năm 1916 đến năm 1919.

Monet vẽ những bông hoa súng. Ông cũng vẽ thành phố London, Venise và những phong cảnh đẹp đẽ của nước Pháp, nhưng những bức tranh về khu vườn ao của ông là cái thực sự thu hút công chúng.

Claude Monet, người được mệnh danh là "người cha của hội họa ấn tượng", đã bỏ ra 30 năm cuối đời để vẽ về khu vườn ao của mình, một niềm say mê đơn độc và thu hút được sự ngưỡng mộ khắp nơi. Một triển lãm gồm khoảng 60 bức tranh về hoa súng của ông, khai mạc vào tháng năm vừa qua, tại Bảo tàng Orangerie ở Paris, hàng ngày đã thu hút những lượng khách tối đa, những người háo hức muốn được xem những bức tranh nguyên bản đã không ngớt được in lại trong các ấn phẩm và bưu thiếp. Trước đó, một triển lãm về Monet ở London vào tháng tư kết thúc với 813.000 người xem, một kỷ lục đối với triển lãm nghệ thuật tại Anh.

Ngôi nhà của Monet và khu vườn ao của ông nằm ở vùng Giverny, cửa ngõ Tây Bắc của Paris, nơi ông sống và vẽ từ năm 1895 đến năm 1926, cũng trở thành một thánh địa hành hương với những "tua" du lịch bằng xe khách và tàu hỏa từ Paris đến.

Những dãy người xếp hàng rồng rắn tại triển lãm Paris và Giverny đã nói lên sức quyến rũ của những bông hoa súng. Monet đã vẽ khoảng 300 bức tranh về khu vườn - ao ở Giverny, trong đó có 40 bức tranh khổ lớn.

Triển lãm "Chu kỳ của hoa súng" tại Bảo tàng Orangerie, nhằm trình bày những mưu toan chuyên nhất của họa sĩ - đôi khi đầy tuyệt vọng - để nắm bắt vẻ đẹp đến sững sờ của một khu vườn - ao với những nét đổi thay của bầu trời, màu sắc, ánh sáng và sắc độ. Trong một bức thư năm 1916, Monet đã viết: "Tôi thực sự bị ám ảnh bởi những gì mình đang vẽ".

Những họa sĩ lớn là những người biến những cái thông tục thành những vẽ đẹp tuyệt kỳ. Và thiên tài của Monet hiện ra trong những bức tranh về vườn ao. Pierre Georgel, Giám đốc Bảo tàng Orangerie, nhận xét: "Cuộc cách mạng của Monet là việc đi đến tận cùng cái mà ông tìm kiếm, vượt quá thế giới hiển hiện thông thường để đạt tới sự phát hiện, cái mà chúng ta không thấy qua vẻ quen thuộc của chúng và cái nhìn vội vàng của chính ta".

Năm 1951 Monet đã quyết định một dự án đã chiếm lĩnh những năm cuối đời mình. Ông viết: "Nó thuộc về chủ đề mà một thời đã chiếm lĩnh tôi - nước, hoa súng, cây cỏ, nhưng trên một mặt tranh rộng khiến cho người xem không chỉ bị vây quanh mà còn bị chìm ngập vào đó"

Cuộc triển lãm này nhằm đánh dấu ngày kỷ niệm 80 năm của dự án lớn của nhà danh họa - sự trao lại một loại bích họa cho tổng thống Pháp Georges Clemenceau vào ngày 12/11/1918, ngày tiếp sau ngày đình chiến.

Nhưng khi sự trao lại này được thực hiện, những cuộc thương lượng căng thẳng đã kéo dài sau đó nhiều năm khi những quan chức chính phủ cãi cọ lằng nhằng với Monet về con số bức tranh, cỡ tranh và những phòng tranh mà chúng được treo.

Những tranh này được trưng bày năm 1927, sau khi Monet qua đời.

Chu kỳ ban đầu của tranh hoa súng bắt đầu vào năm 1897. Những tranh này tràn ngập ánh sáng và vẻ duyên dáng được tạo nên bởi những sắc thái đục mờ của các màu xanh lam, xanh lá cây và hồng nhạt, để miêu tả nước và những nụ hoa.

Nhưng từ năm 1914, sau 2 năm đào bới, những cảnh về chiếc ao có màu sẫm hơn với những nét bút dày đặc về những sắc độ thẫm của màu tím, hung, lam và xanh. Đây là những cảnh về đêm được vẽ dưới ánh trăng.

Một chiếc cầu gỗ kiểu Nhật Bản trông thanh nhã và duyên dáng, trong những bức tranh thời đầu được chuyển thành những thanh dầm thẫm màu mang đậm nét u uẩn và lo âu. Cây cỏ trên bờ ao thì mơ hồ huyền ảo và rối ren nhàu nát. Màu sắc đã lấn chỗ của hình thể. Những bức tranh này tạo thành chiếc cầu, nối liền hội họa ấn tượng thế kỷ 19 với hội họa trừu tượng và biểu hiện của thế kỷ 20.

Những bức tranh tối màu và u uẩn ra đời sau khi Monet chịu tang bà vợ, chết vì bệnh bạch cầu năm 1911. Ông sống một mình ở Giverny sau khi Thế chiến I nổ ra, biến miền Bắc Pháp thành bãi chiến trường. Lúc này thị lực ông đã sa sút. Ông đã viết rằng vẽ đã trở thành việc tra tấn khi ông vật vã để hoàn thành dự án lớn vào những năm cuối đời.

Triển lãm Paris kết thúc với những bức tranh tường tạo ra khoản di sản chuyển nhượng trong di chúc của ông. Được sắp xếp trong hai căn phòng bầu dục, những bức họa này gợi lên một giấc mơ về ánh sáng, không gian, sự tĩnh lặng và sự chấp nhận - sự thức ngộ của Monet sau quãng đời mang cái nhìn tăm tối của cô đơn và tuyệt vọng.

Với bất cứ ai yêu Monet, Giverny là một địa điểm hành hương, nơi mà phép lạ của nghệ thuật được tạo ra. Ngôi nhà và những mảnh vườn nép mình dưới chân tường ngọn đồi nhấp nhô um tùm, hàng ngày thu hút hàng trăm du khách.

Một cặp vợ chồng, David và Lynda Hoxley, từ vùng Woodford phía Tây Nam nước Anh, từng xếp hàng để xem triển lãm của Monet tại London và sau đó lại xếp hàng để thăm khu vườn của ông. Khi vào bên trong để thăm thú, họ tuyên bố rằng thật bõ công chờ chực, Lynda nói: "thật kỳ diệu, đẹp tuyệt vời" và nói thêm rằng, khu vườn còn đẹp hơn nữa nếu không đầy những người.

Khu vườn thượng, được chăm sóc ân cần từ bàn tay 9 người làm vườn, đầy hoa diên vĩ ngạt ngào trong sự hòa sắc giữa màu tím nhạt, xanh lam và trắng, viền quanh là luống oải hương màu hồng nhạt. Quanh chiếc ao, những cây diên vĩ nước mọc lẫn với liễu và một chiếc thuyền sơn màu xanh lá cây cắm sào giữa những đám hoa súng huyền thoại.

"Giverny làm cho người ta phải nín thở, đúng như từng chờ đợi. Nhưng những bức tranh lại còn hơn thế nhiều. Chúng đến với nhiều nơi hơn", Christopher Hughes, một sinh viên Mỹ, phát biểu tại triển lãm Orangerie.

Julianne Eager, một sinh viên mỹ thuật người Mỹ khác, người đã đến cả triển lãm lẫn Giverny nói rằng khu vườn - ao đã làm thay đổi cái nhìn của cô đối với tranh của Monet, từ cái đẹp hời hợt đơn giản đến một cái đẹp sâu lắng hơn. "Thật lạ lùng. Ông có cặp mắt nhìn mà tôi không có được. Tôi nhìn xuống ao súng từ chiếc cầu gỗ Nhật Bản và cố hình dung ra những tranh vẽ của ông. Nhưng không thể. Tôi không thể thấy được cái mà ông thấy".

Loạt tranh hoa súng, loạt tranh cuối cùng mà đã bỏ ra 20 năm cuối đời đã trở thành sự kết thúc huy hoàng của sự nghiệp một danh họa, "những tác phẩm tuyệt đỉnh" như Proust đã nói. Dự cảm về những giới hạn của nghệ thuật ấn tượng, nhà họa sĩ của Giverny đã đẩy nghệ thuật ấn tượng đến mức tối thiểu trong tranh ông. Bằng sự lặp đi lặp lại, chủ đề của tranh trở thành giai thoại, nó tự hòa tan, tự tiêu ma đi, để lại môi trường tự do cho thứ hội họa thuần khiết: đấy là nghệ thuật trừu tượng.

Giống như Titien trước ông, giống như Matisse sau ông, giống như mọi nghệ sĩ mà tuổi già đã giáng phúc cho họ, Monet, với tuổi 70, đã dấn thân vào những con đường mới. Đấy là những con đường của nghệ thuật hiện đại. Liệu ông từng có ý thức về điều này không? Khi hỏi ông điều này trước khi ông qua đời mấy tháng. Ông đã vui lòng thổ lộ: "Tất cả những gì mà tôi có thể nói: Hội họa là một công việc cực kỳ khó khăn".

Thật vậy, có thể nói gì khác hơn với con người đã âm thầm lật đổ mọi sự chuyên chế để dẫn dắt hội họa đến những cuộc phiêu lưu mới.

(Thể thao văn hóa - 27/7/1999)

***

Liste des plantes et des fleurs du jardin de Claude Monet
(List of plants and flowers of Claude Monet's garden)

BASSIN / POND
Arbres / Trees
Saules pleureurs / Weeping willow / Liễu rủ
Saules têtards / Willow / Dương liễu
Peupliers / Poplar / Bạch dương
Bambous / Bamboo / Tre
Bambous noirs / Bambusa nigra
Cognassiers du Japon / Quince tree of Japan
Cerisiers du Japon / Cherry tree of Japan / Hoa Anh Đào Nhật
Pommiers du Japon / Apple tree of Japan / Táo Nhật
Aulnes / Alder
Frênes / Ash tree
Ginkgos
Plantes / Plants
Rhododendrons
Azalées / Azalea /Đỗ quyên
Pivoines arbustives tardive / Peony / Mẫu đơn
Agapanthes / Lily of the Nile / Lily sông Nile
Fougères de Kalmia / Fern of Kalmia / dương sỉ Kalmia
Berberis
Sceaux de Salomon
Gyneriums
Framboisiers / Raspberry bush
Petasites
Houx / Holly / Nhựa ruồi
Fleurs de Printemps / Spring flowers
Glycines mauves et blanches / Wisteria white and mauve
Tamaris / Tamarisk
Iris / Diên Vĩ
Lupins
Fleurs d'été / Summer flowers
Nympheas / Water Lily /Súng
Rosiers tiges / Stem rose
Lys / Lis / Huệ tây
CLOS NORMAND
Arbres / Trees
Cerisiers du Japon / Cherry tree of Japan /Hoa Anh Đào Nhật
Pommiers du Japon / Apple tree of Japan / Táo Nhật
Erable du Japon / Maple of Japan
Erables sycomores / Maple Sycamore
Marronniers / Chestnut tree
Tilleuls / Lime tree
Fleurs de printemps / Spring flowers
Aubrietias
Iris germanica mauve et violet / Iris germanica mauve and purple / Diên Vĩ Đức màu hồng tím và tím
Perce-neige / Snowdrop / Giọt tuyết
Roses de Noël blanches / Christmas rose / Hồng Giáng Sinh
Primevères / Primerose / Anh thảo xuân (Ngọc trâm)
Pensées / Pansy / Hoa Bướm
Violas cornutas
Crocus
Jonquilles / Daffodil / Thủy Tiên
Myosotis / Forget-me-not
Seringats
Viburnums
Tulipes rouges, jaunes, roses, mauves, perroquet / Tulip
Iris hollandais / Dutch Iris / Diên Vĩ Hà Lan
Pavots d'Orient / Oriental Poppy
Pivoines / Peony / Mẫu đơn
Doroniques
Ancolies
Clématites / Clematis / Hoa ông lão
Fleurs d'été et d'automne / Summer and autumn flowers
Anémones / Anemone / Cỏ chân ngỗng
Dahlias cactus
Asters mauves / Mauve Aster
Campanules des Carpathes / Bellflower / Hoa chuông
Passiflores grimpants
Dahlias jaunes, blancs et roses / Yellow, white and rose Dahlias / Thược dược vàng, trắng & hồng
Rosiers tiges à fleurs simples roses, jaunes et orange / Stem Rose
Rosiers grimpants à fleurs simples roses et rouges / Climbing rose / Hoa hồng leo
Rudbeckias
Clématites / Clematis
Sauges / Salvia
Soucis / Marigold
Aconites
Oeillets / Carnation / cẩm chướng
Pelargoniums
Cannas /Hoa chuối
Ipomées
Hypericums
Mufliers / Antirrhinum
Capucines grimpantes / Climbing Nasturtium / Sen cạn leo
Soleils / Sunflower /hướng dương
Marguerites / Cúc
Delphiniums / Phi yến
Campanules / Bellflower / hoa chuông
Digitales / Digitalis
Oenothères
Heliopsis
Epilobes
Verbascums
Glaïeuls / Gladiola / Hoa Lay-ơn
Lammiums
Lys / Lis / Huệ Tây
Roses trémières / Hollyhocks / Mãn đình hồng
Chardons bleus / Blue Thistle
Sumacs roses / Pink Sumac
Pois de senteur / Sweet Pea / Đậu hoa
Solidago
Hortensias bleus / Blue Hydrangea / Cẩm tú cầu

No comments:

Post a Comment